top of page
Search

Lối đi nào cho thực phẩm SẠCH ở Việt Nam?

  • Mầm Xanh
  • Sep 7, 2016
  • 3 min read

Tôi tuyệt nhiên không thể đồng ý với ca sĩ Mỹ Linh, hay nhiều người đâu đó rằng, thực phẩm sạch thì đương nhiên giá phải cao. Nếu bạn có điều kiện nhìn qua thị trường nông sản, thực phẩm của Úc, Nhật hay Mỹ, bạn sẽ thấy người dân họ được tiếp cận những sản phẩm rẻ và chất lượng ra sao. Ví dụ như cam Navel không hạt, siêu ngọt ở Úc, giá chỉ khoảng 30-50.000 VND/kg, vào chính vụ thậm chí chỉ có 15-20.000 VND/kg, so với thu nhập GDP bình quân đầu người khoảng 51.000 USD (Wiki, 2015), thì thấy họ đang sướng thế nào. Còn chúng ta GDP/đầu người chỉ khoảng dưới 2000 USD, mà giá rau được cho là sạch ít nhất cũng phải 25-30.000 VND/kg, hỏi dân mình khổ thế nào?


Khoai tây 15.000 VND/kg tại siêu thị Coles của Úc (08/2015)


Vậy thì lỗi do đâu ? Nếu bạn nhìn qua facebook, bạn sẽ thấy vô số các shop bán hàng thực phẩm sạch ở dạng trung gian môi giới giữa nơi sản xuất và người tiêu dùng, tôi thực sự đánh giá cao các nỗ lực đơn lẻ đó trong việc tìm ra những nơi sản xuất tin cậy và vận chuyển đến với người tiêu dùng đang trong cơn hoang mang vì thực phực phẩm bẩn tràn lan. Tuy nhiên tôi cho rằng đó không phải là cách giải quyết gốc rễ vấn đề khi chúng ta không có một nền sản xuất nông nghiệp căn bản khỏe mạnh. Một đất nước có nền sản xuất mạnh với năng suất cao, sản phẩm đa dạng kéo theo thu nhập của người nông dân được đảm bảo thì tự khắc các sản phẩm bẩn, hàng giả sẽ không có chỗ mà phát triển. Còn khi thực sự sản xuất nông nghiệp không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, thì dù có hàng ngàn các dịch vụ thu mua phân phối khắp các ngõ ngách cũng không có hàng SẠCH để mà bán. Khoanh tay chọn khâu trung gian ít rủi ro, đẩy trách nhiệm sản xuất trực tiếp đầy khó khăn cho người nông dân vốn đã nghèo cả vốn lẫn trình độ là cách làm “chộp giật” thiếu căn bản, thiếu tổ chức. Chỉ có tham gia vào sản xuất trực tiếp, ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật, tổ chức liên hợp các cơ sở sản xuất đơn lẻ lại thì năng suất, chất lượng mới được kiểm soát và thúc đẩy đi lên. Quá chú trọng vào thu mua sản phẩm, vâng ! Mặt tốt nó giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn sản phẩm, nhưng mặt khác cũng tạo ra những hậu quả tiêu cực như khai thác tận diệt các nguồn thiên nhiên (ví dụ cá Sông Đà, cua biển Hoàng Đế) hay tạo áp lực lên các đơn vị sản xuất trực tiếp vốn năng lực có hạn, có những hành vi gian lận nhằm kích thích sản lượng bán ra thị trường.


Vì vậy chúng ta cần nhiều hơn các mô hình đi vào sản xuất thực tế thay vì đi thu mua, cần có những hệ thống khép kín từ sản xuất đến tay người tiêu dùng như Vincom đang triển khai. Và đây cũng là cách bền vững mà VietGreen (Mầm Xanh) đang làm với các sản phẩm thủy sản của mình.


Mầm Xanh FARM 3T


 
 
 

Comments


Tiêu Điểm
Bài Gần Nhất
Bài Theo Tháng
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

© 2016 by FARM3T

  • Facebook Social Icon
  • Google+ Social Icon
  • YouTube Social  Icon
bottom of page