top of page
Search

THỦY HẢI SẢN Ở ĐÂU AN TOÀN ?

  • Mầm Xanh
  • Mar 8, 2017
  • 8 min read

1. Giao Thủy- Khu Sản Xuất Thủy Sản Trọng Điểm Miền Bắc

Giao Thủy được qui hoạch phát triển trọng điểm kinh tế biển (tham khảo 01). Các điều kiện thuận lợi đặc biệt của Giao Thủy được phân tích dưới đây.

1.1. Vườn quốc gia sinh thái Xuân Thủy (tham khảo 02)

Giao Thủy có vườn quốc gia sinh thái Xuân Thủy.

  • Vườn quốc gia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha. Phù sa màu mỡ của Sông Hồng và biển đã tạo dựng nên khu đất ngập nước với nhiều loài động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm. Từ tháng 01/1989 Xuân Thủy đã là vùng đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR (Công ước bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước – Ramsar, Iran, 1971).

Figure 1 Bảo tồn khu ngập mặn Xuân Thủy (http://vuonquocgiaxuanthuy.org.vn/)

  • Đến tháng 01/2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định sô 01/2003/QĐ-TTg chính thức nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn quốc gia Xuân Thủy.

  • Tháng 12/2004, UNESCO tiếp tục công nhận Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực ven biển liên tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng.

  • Vườn quốc gia sinh thái Xuân Thủy, có tổng diện tích khoảng 7.100 ha, gồm 3.100 ha đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập mặn. Hằng năm có khoảng 100 loài chim di cư về đây tránh đông; trong đó có tới 1/5 số lượng cò mỏ thìa trên thế giới. Tại vườn ước tính có hơn 200 loài chim nước sinh sống, nhiều loài gần như tuyệt chủng có tên trong Sách Đỏ thế giới; khoảng 500 loài động vật dưới nước; 120 loài thực vật bậc cao, trong đó có nhiều loài rong tảo có giá trị kinh tế cao.

  • Với hệ sinh thái tự nhiên độc đáo, nhiều mô hình nuôi trồng quảng canh tự nhiên xung quanh vườn quốc gia Xuân Thủy đã được triển khai như nuôi ngao, nuôi cua biển, đem lại những sản vật hoàn toàn tự nhiên.

Kết luận: Với việc phê duyệt qui hoạch rừng quốc gia sinh thái Xuân Thủy, chính phủ đã định hướng và cam kết duy trì bảo tồn sinh thái tự nhiên vùng biển Giao Thủy. Do đó việc đặt các nhà máy, khu công nghiệp nơi đây được cấm hoàn toàn nghiêm ngặt.

Figure [if supportFields]><span style='font-size:12.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt;line-height:150%;font-family:"Times New Roman","serif"; mso-fareast-font-family:Calibri;mso-ansi-language:EN-US;mso-fareast-language: EN-US;mso-bidi-language:AR-SA'><span style='mso-element:field-begin'></span><span style='mso-spacerun:yes'> </span>SEQ Figure \* ARABIC <span style='mso-element: field-separator'></span></span><![endif]2[if supportFields]><span style='font-size:12.0pt;mso-bidi-font-size:11.0pt;line-height:150%;font-family: "Times New Roman","serif";mso-fareast-font-family:Calibri;mso-ansi-language: EN-US;mso-fareast-language:EN-US;mso-bidi-language:AR-SA'><span style='mso-element:field-end'></span></span><![endif] Địa điểm vùng biển Giao Thủy, trang trại Farm 3T và vườn quốc gia Xuân Thủy

1.2. Giao Thủy có cơ sở hạ tầng đầu tư tập trung cho thủy hải sản (tham khảo 01)

  • Các dự án về nuôi trồng thủy sản đã và đang triển khai thực hiện, từng bước hình thành các vùng chuyên canh, xen canh, nuôi tổng hợp, nuôi thủy sản nước ngọt tập trung với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đưa Giao Thủy là huyện trọng điểm ở Nam Định về nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với hệ thống sản xuất con giống đa loài, Giao Thủy trở thành đơn vị sản xuất giống mạnh nhất ở Nam Định, sản xuất giống ngao lớn nhất miền bắc.

  • Huyện Giao Thủy đã huy động hàng nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn Nhà nước, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi - điện - đường phục vụ sản xuất thủy sản theo hướng bền vững. Đồng thời có cơ chế ưu đãi khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào phát triển kinh tế biển ở địa phương; đã hoàn thành, đưa vào sản xuất đối với Dự án nuôi tôm công nghiệp Giao Thủy vùng Giao Phong - Bạch Long, Dự án nuôi thủy sản tổng hợp Giao Long; hiện đang triển khai thực hiện Dự án cải tạo hệ thống thủy lợi Cồn Ngạn, Dự án chuyển đổi của xã Giao Thịnh.

  • Giao Thủy (Nam Định) là vùng nuôi ngao duy nhất của miền Bắc đạt chất lượng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Sản phẩm ngao Giao Thủy chiếm hơn 44% trên tổng sản lượng ngao thương phẩm của các tỉnh ven biển phía bắc (xem tham khảo 03).

1.3 Không gần các khu công nghiệp lớn (xem tham khảo 04)

  • ​Bản đồ qui hoạch các khu công nghiệp trọng điểm ven biển cả nước chỉ ra rằng biển Giao Thủy Nam Định không nằm gần các khu công nghiệp qui mô lớn miền Bắc. Miền Bắc đặc biệt có 2 khu kinh tế lớn là Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Vân Đồn (Quảng Ninh), tuy nhiên cần lưu ý rằng trong khi khu kinh tế Nghi Sơn được tập trung qui hoạch cho phát triển sản xuất công nghiệp với qui mô siêu lớn, trải rộng trên diện tích hàng nghìn ha, gồm hàng trăm các nhà máy thì khu kinh tế Vân Đồn lại được qui hoạch tập trung vào du lịch sinh thái biển đảo, dịch vụ. Vì vậy trong bối cảnh tiêu chuẩn vệ sinh, bảo vệ môi trường cùng các qui trình thanh tra kiểm tra của Việt nam còn nhiều hạn chế, thì việc xả thải gây ô nhiễm môi trường từ các nhà máy, nhất lại tại các khu công nghiệp lớn như Nghi, Sơn Thanh Hóa là điều không thể tránh khỏi.

​Figure 3 Các khu kinh tế-công nghiệp trọng điểm ven biển Việt Nam (tham khảo 04)

  • ​Khu công nghiệp Nghi Sơn- Tĩnh Gia, Thanh Hóa có diện tích qui hoạch 106.000 ha phủ rộng 40 xã thuộc loại qui mô lớn nhất cả nước (xem tham khảo 05). Trong năm 2016, Thanh Hóa cũng nổi bật cả nước về số vụ tôm cá chết qui mô lớn, mà trong đó nhiều vụ nguyên nhân được chỉ rõ là do các hoạt động như xả thải, tàu bè vận chuyển hàng hóa. Dù chưa gây ra sự cố nghiêm trọng như Formosa tại khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh, nhưng thật khó để đánh giá thực sự mức độ ô nhiễm biển mà khu công nghiệp này đang gây ra. Có lẽ chỉ khi chết hàng loạt nghiêm trọng như Formosa, người ta mới biết tôm cá đã nhiễm độc nặng nề thế nào. Chất độc như kim loại nặng luôn tích tụ trên hải sản và đi vào chuỗi thức ăn một cách lâu dài.

  • Thống kê một số vụ cá chết hàng loạt tại Thanh Hóa trong năm 2016 dưới đây như một chỉ dấu cho sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường thủy hải sản trên địa bàn khu vực này trong thời gian gần đây:

(1) Tháng 5, 2016: Cá lồng chết hàng loạt tại sông Bưởi, huyện Thạch Thành

(http://thoibao.today/paper/ca-tom-chet-hang-loat-tren-khuc-song-buoi-441398)


​(2) Tháng 5, 2016: Cá chết tại cửa sông Lạch Bạch, huyện Tĩnh Gia

(http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ca-chet-la-liet-vung-cua-song-lach-bang-3399196.html)


​(3) Tháng 8, 2016: Cá chết tại sông Âm, huyện Lang Chánh

(http://www.phapluatplus.vn/thanh-hoa-bao-cao-tinh-hinh-viec-thuy-san-chet-trang-song-am-d20095.html)


​(4) Tháng 8, 2016: Cá lồng chết hàng loạt tại xã Cẩm Ngọc, Cẩm Thủy

(http://thuysanvietnam.com.vn/thanh-hoa-ca-long-chet-hang-loat-tai-xa-cam-ngoc-huyen-cam-thuy-article-15997.tsvn)


​(5) Tháng 9, 2016: Cá chết hàng loạt ở Nghi Sơn, Tĩnh Gia

(http://thanhhoa24h.com/xa-hoi/ca-chet-bat-thuong-o-tinh-gia-chua-ro-nguyen-nhan.html)


​(6) Tháng 12, 2016: Ngao chết hàng loạt ở Hậu Lộc

(http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ngao-chet-trang-bo-bien-o-thanh-hoa-3523294.html)

Các thống kê trên báo từ google chỉ rõ, Giao Thủy Nam Định không có bất kì một vụ tôm cá chết hàng loạt nào vì yếu tố môi trường trong những năm qua. Đây là một chỉ dấu rõ ràng cho sự an toàn môi trường của thủy hải sản nơi đây.

2. Chất Thải Từ Vụ Formosa Không Đến Giao Thủy

  • ​Vụ xả thải nghiêm trọng nhất lịch sử môi trường biển Việt Nam do công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh gây ra vào giai đoạn tháng 4, 2016. Tuy nhiên các ghi chép cho thấy tôm cá biển chỉ chết từ Hà Tĩnh (Formosa) đổ vào phía Nam. Điều này đã được nhiều báo, chuyên gia thủy văn phân tích lý do. Farm 3T xin phép được tổng hợp lại dưới đây.

  • Phân tích trên báo http://www.nguoidothi.vn (tham khảo 06) cho vấn đề này như sau:

  1. Trong đặc điểm tự nhiên của bờ biển Việt Nam, do chênh lệnh nhiệt độ giữa Bắc Cực và Xích đạo, do trái đất quay từ Tây sang Đông, do bờ biển Trung Quốc khi xuống phía Nam thì lệch về hướng Tây nên trong 365 ngày/năm luôn luôn có dòng hải lưu tầng đáy chạy dọc bờ biển Việt Nam từ Bắc xuống Nam, nhưng mạnh nhất từ Vũng Áng - Sơn Dương, Hà Tĩnh đến mũi Cà Mau.

  2. Tốc độ dòng tầng đáy tính toán được khỏang 0.38 m/s trên hiện tượng di chuyển của các thi thể hành khách trên xe 48K5868 bị tai nạn ngày 18.10.2010 ở Nghị Xuân - Hà Tỉnh.

  3. Về mùa đông, vào tháng 1, 2, 3, 4, 8, 9, 10, 11, 12 (9/12 tháng), vì ảnh hưởng gió đông bắc nên có dòng chảy mặt theo hướng từ Bắc xuống Nam với tốc độ bình quân 0.757 m/s.

  4. Dòng tầng đáy và tầng mặt cộng hưởng đưa phù sa bờ biển Việt Nam theo hướng từ Bắc xuống Nam. Vùng bờ biển Vũng Áng, Sơn Dương nằm phía nam vĩ tuyến cực Nam của đảo Hải Nam, nên bờ biển miền Trung từ vị trí này hướng về Nam là chịu tác động của dòng chảy tầng đáy và cả tầng mặt.

  5. Tóm lại, theo tính toán dòng chảy như trên, thì chất độc không chỉ ở 5 tỉnh miền Trung mà còn có nguy cơ lan chảy từ Hà Tĩnh xuống Phú Quốc. Những tính toán này là thuộc về vấn đề khoa học cơ bản, rất rõ ràng.

  • Cũng về dòng hải lưu, theo công trình nghiên cứu KC09/06-10 do GS.TS Đinh Văn Ưu chủ trì từ năm 2007 - 2010 thì vào tháng tư hàng năm, dòng hải lưu có hướng chảy theo chiều Bắc - Nam. Điều này phù hợp với phân tích nêu trên và dẫn đến kết quả Nghệ An nằm kề sát Hà Tĩnh đã hoàn toàn không chịu ảnh hưởng (xem Figure 04 và tham khảo 07).

​Figure 4 Sơ đồ dòng hải lưu tại miền Trung vào tháng 04 - Nghiên cứu của GS.TS Đinh Văn Ưu tại công trình KC09/06-10

  • Với đặc điểm dòng Hải Lưu đặc thù chảy từ Bắc vào Nam, thì nguy cơ chất độc từ các khu công nghiệp lớn khác phía Nam như khu Nghi Sơn, Thanh Hóa thâm nhập vào biển Giao Thủy là rất thấp.

  • Một lưu ý quan trọng là mặc dù khu kinh tế Vân Đồn nằm phía Bắc của Giao Thủy, nhưng khu kinh tế này được định hướng tập trung vào phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng (xem tham khảo 08) thay vì tập trung sản xuất công nghiệp nặng như tại Nghi Sơn. Do đó mà nguy cơ nguồn chất thải công nghiệp từ khu vực này ra biển là rất thấp.


Kết Luận: Với các căn cứ, từ thực tế tôm cá biển chỉ chết từ Hà Tĩnh đổ vào phía Nam, và những giải thích dựa trên cơ sở khoa học về dòng hải lưu dịch chuyển từ Bắc vào Nam, cùng các thí nghiệm trên mẫu hải sản tại Giao Thủy, Nam Định được thực hiện độc lập, có thể kết luận rằng vùng biển Giao Thủy không bị ảnh hưởng bởi vụ xả thải Formosa.

3. Kết Quả Kiểm Tra Kim Loại Nặng Trên Mẫu Hải Sản Tại Vùng Biển Giao Thủy

  • ​Farm 3T đã tiến hành lấy mẫu một số loại hải sản như cá Nục, cá Lanh, cá Táp, Tôm Bộp và một số sản phẩm đặc thù khác tại vùng biển Giao Thủy, Nam Định và gửi đi kiểm tra hàm lượng kim loại nặng trên sản phẩm. Đơn vị thực hiện kiểm tra là Vinacert, một tổ chức uy tín với nhiều thiết bị hiện đại, tin cậy hàng đầu tại miền Bắc (xem tham khảo 09)


  • ​Tiêu chuẩn áp dụng kiểm tra: tiêu chuẩn quốc tế AOAC 2010.


  • ​Kết Quả: Sẽ được cập nhật sau

4. Tham Khảo


​(1)...http://sannongnghiep.net/tin-nong-nghiep/giao-thuy-voi-tiem-nang-phat-trien-kinh-te-thuy-san/105


​(2)...https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB%91c_gia_Xu%C3%A2n_Th%E1%BB%A7y


​(3)...http://www.baomoi.com/giao-thuy-phat-trien-kinh-te-bien-ben-vung/c/15148893.epi


​(4)...http://vietccr.vn/xem-tin-tuc/tong-quan-kinh-te-vung-duyen-hai-mien-trung-default.html


​(5)...http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/mo-rong-khu-kinh-te-nghi-son-ky-vong-buoc-phat-trien-moi-20151116120354912.chn


​(6)...http://www.nguoidothi.vn/vn/news/van-hoa-giai-tri/xe-do-ra-pho/3230/tham-hoa-ca-chet-mien-trung-nguon-doc-co-kha-nang-lan-xuong-tan-phu-quoc.ndt


​(7)...http://baonghean.vn/kinh-te/201604/bien-cua-lo-nam-ngoai-vung-nghi-nhiem-doc-o-mien-trung-2687311/index.htm


​(8)...https://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_kinh_t%E1%BA%BF_V%C3%A2n_%C4%90%E1%BB%93n


​(9)...http://www.en.vinacert.vn/

Tổng hợp và thảo luận bởi FARM 3T


 
 
 

Comments


Tiêu Điểm
Bài Gần Nhất
Bài Theo Tháng
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

© 2016 by FARM3T

  • Facebook Social Icon
  • Google+ Social Icon
  • YouTube Social  Icon
bottom of page